Thời Đế quốc Nga (1712-1917) Kiến_trúc_Nga

Năm 1712, Pyotr I chuyển kinh đô từ Moskva tới St Petersburg. Trước đó, ông đã lập kế hoạch kiến thiết thành phố này theo phong cách thường được gọi là Petrine Baroque. Công trình tráng lệ của St Petersburg bao gồm Nhà thờ chính tòa Peter & Paul cùng Điện Menshikov. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Annanữ hoàng Elizaveta Petrovna, phong cách Baroque xa hoa của Bartolomeo Rastrelli hoàn toàn chiếm thế áp đảo trong kiến trúc Nga. Các công trình biểu tượng cho Rastrelli có thể kể tới Cung điện Mùa đông, Cung điện CatherineNhà thờ chính tòa Smolny. Những công trình khác biệt của phong cách Baroque Elizabeth là Tu viện Troitse-Sergiyeva và Cổng Đỏ (Red Gate).

Nhà hát Bolshoi ở Moskva, Nga.

Ekaterina Đại đế sa thải Rastrelli và bảo trợ cho các kiến trúc sư tân cổ điển được mời tới từ Scotland và Italy. Một số công trình tiêu biểu xây dưới thời trị vì của bà là Điện Alexander (thiết kế bởi Giacomo Quarenghi) và Nhà thờ chính tòa Chúa Ba ngôi (Trinity Cathedral) của tu viện Alexander Nevsky (thiết kế bởi Ivan Starov). Dưới thời Ekaterina, phong cách Phục hưng Gothic Nga đã được Vasily Bazhenov và Matvei Kazakov phát triển ở Moskva. Sa hoàng Alexander I thích phong cách Đế chế, thực tế đã trở thành phong cách duy nhất dưới thời ông trị vì, thể hiện qua các công trình như Nhà thờ chính tòa Kazan, tòa nhà Hải quân, Nhà hát Bolshoi, Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac, và Cổng Chiến thắng Narva (Narva Triumphal Gates) ở St Petersburg. Ở Moskva, ảnh hưởng của phong cách Đế chế còn mạnh mẽ hơn. Tại đây người ta xây dựng lại hàng ngàn ngôi nhà bị tàn phá trong khói lửa chiến tranh năm 1812.

Thập niên 1830, Sa hoàng Nicholas I nới lỏng quy định trong ngành kiến trúc, qua đó mở ra cơ hội phát triển những hiện thân của thuyết chiết trung thời sơ khai. Những thiết kế giả-Nga của Konstantin Ton trở thành lựa chọn ưa thích trong xây dựng nhà thờ (Nhà thờ Chúa cứu thế | Cathedral of Christ the Saviour, 1832–1883). Trong khi ấy, công trình công cộng do ông thiết kế lại đi theo truyền thống Phục hưng, tiêu biểu như Đại cung điện Kremlin (1838-1849) và Quân khí xưởng Kremlin (1844-1851). Tiếp sau đó, thời trị vì của Alexander IIAlexander III thúc đẩy một phong cách Phục hưng Byzantine Nga trong kiến trúc nhà thờ, trong khi công trình dân sự vẫn tuân theo phong cách chiết trung phổ biến trên toàn châu Âu; hiện trạng này cho thấy hai đặc điểm nổi bật của các xu hướng phục hưng toàn quốc ngày càng nở rộ: bản xứ và tưởng tượng.

Phong cách Tân Nghệ thuật Nga (Russian Art Nouveau) thống trị kiến trúc giai đoạn 1895-1905, nhất là ở Moskva (Lev Kekushev, Fyodor Schechtel và William Walcot). Phong cách này vẫn tiếp tục là lựa chọn phổ biến cho tới khi thế chiến I bùng nổ. Giai đoạn 1905-1914, Tân Nghệ thuật Nga mở đường cho sự phục hưng tân cổ điển Nga - kết hợp phong cách Đế chế, truyền thống Palladian với công nghệ xây dựng đương thời.